Sign In

Lượt người đang truy cập: 0

Lượt truy cập trong ngày:0

Lượt truy cập tháng này:2,605

Tổng số lượt đã truy cập: 20,851

Hội thảo khoa học: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - Cơ hội và thách thức với báo chí”

21:14 30/09/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 30/9/2024, tại Phòng số 3, tầng 1 Nhà A1, Viện Báo chí - Truyền thông tổ chức Hội thảo khoa học: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - Cơ hội và thách thức với báo chí”. Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin và ý tưởng giá trị cho việc nghiên cứu về cơ hội, thách thức của trí tuệ nhân tạo AI đối với báo chí, nhất là báo chí ở Việt Nam.

 


 

Các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảo

 

PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng và TS. Đinh Thị Xuân Hòa - Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời các cơ quan báo chí, truyền thông có: Nhà báo Hoàng Quốc Lê, Phụ trách Công nghệ và Chuyển đổi số Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số Đài truyền hình Việt Nam; Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trưởng Bộ phận nội dung số, Trung tâm Tin tức Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh; Nhà báo Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng quay phim - ảnh, Trung tâm Truyền thông đa phương tiện, Báo Lao động; ông Nguyễn Duy Tùng, Chuyên gia nghiên cứu ứng dụng AI trong nội bộ doanh nghiệp, Trung tâm BIM & AI. 

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên Viện Báo chí - Truyền thông. 

PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng và TS. Đinh Thị Xuân Hòa - Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông chủ trì Hội thảo

Phát biểu khai mạc và Đề dẫn Hội thảo, TS. Đinh Thị Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông,nhấn mạnh: “Mục tiêu của Hội thảo là tạo ra một diễn đàn để thảo luận, trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo, nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực báo chí – truyền thông hiệu quả; để khai thác được nhiều nhất các cơ hội; giảm thiểu những thách thức, tác động của trí tuệ nhân tạo đối với lĩnh vực báo chí”.

TS. Đinh Thị Xuân Hòa nhận định, sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo AI đang tác động sâu rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Báo chí với vai trò cầu nối thông tin giữa công chúng và sự kiện, là kênh thông tin quan trọng với xã hội, không thể nằm ngoài xu thế đó. AI đang được đánh giá đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện ngành báo chí.

 

 Cụ thể hiện nay, AI đã được sử dụng ở một số đơn vị báo chí, ở một số công việc và góp phần đáng kể trong việc giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tăng tốc độ và tăng hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải thông tin...

 

Một số MC trí tuệ nhân tạo đã ra đời thay thế một số công việc của MC truyền thống; AI đã chứng minh được khả năng học hỏi, xử lý và tạo ra thông tin một cách tự động; AI đã được áp dụng vào nhiều loại nội dung báo chí khác nhau, từ tin tức thời sự, kinh tế, thể thao... đến các bài bình luận, phóng sự, truyện ngắn...

AI có thể viết báo chí với tốc độ nhanh hơn con người rất nhiều lần; có thể xử lý được lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau; có thể tùy biến được nội dung theo yêu cầu của người dùng; và có thể tạo ra được những nội dung mới mẻ và sáng tạo... AI có thể phát hiện tin nóng, thẩm định thông tin, tương tác với công chúng, duyệt comment, sản xuất video, viết tin bài tự động, dịch bài...

Nhưng bên cạnh cơ hội đó, thách thức mà AI mang lại cũng không hề nhỏ, đòi hỏi các cơ quan báo chí, các nhà báo và người làm báo cần có sự nhận thức, sự đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng để sử dụng AI một cách hiệu quả, đồng thời bảo đảm tính chính xác, tin cậy và đạo đức trong sản xuất và truyền tải thông tin.

 

TS. Đinh Thị Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông phát biểu khai mạc và Đề dẫn Hội thảo

Hội thảo đã lắng nghe nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Học viện, trong đó đã tập trung phân tích, làm rõ: Thực trạng sử dụng AI để hỗ trợ viết tin, tạo tiêu đề, biên tập, hiệu đính, dịch thuật,... ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; sử dụng AI để phân phối nội dung đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, đúng kênh truyền thông; sử dụng AI để xác minh nguồn tin, phát hiện các mẫu thông tin sai lệch; xây dựng các công cụ AI giúp kiểm chứng thông tin nhanh chóng và hiệu quả; các mô hình báo chí tiềm năng có thể xuất hiện nhờ sự hỗ trợ của AI (báo chí cá nhân hóa, báo chí cộng đồng,...); vấn đề bản quyền khi sử dụng nội dung do AI tạo ra, trách nhiệm giải trình khi xảy ra sai sót.

Quang cảnh Hội thảo khoa học “Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - Cơ hội và thách thức với báo chí”

Trao đổi, chia sẻ tại Hội thảo, Nhà báo Hoàng Quốc Lê, Phụ trách Công nghệ và Chuyển đổi số Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam đã làm rõ bản chất của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hiện nay và chỉ ra sự cạnh tranh giữa AI và người làm báo.

 Nhà báo nhấn mạnh: “Trước đây, AI chưa đủ khả năng để cạnh tranh với những người sáng tạo nội dung, nhưng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh hiện nay, các nhà báo sẽ đối mặt với sự cạnh tranh trong tương lai”. 

Nhà báo Hoàng Quốc Lê, Phụ trách Công nghệ và Chuyển đổi số Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam phát biểu, chia sẻ về bản chất của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hiện nay và sự cạnh tranh giữa AI và người làm báo

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trưởng Bộ phận nội dung số, Trung tâm Tin tức Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trí tuệ nhân tạo AI được ví như “con dao hai lưỡi”, vừa hỗ trợ hiệu quả cho các nhà báo, giúp họ thoát khỏi những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, song cũng có thể làm hạn chế khả năng sáng tạo của nhà báo.  Người làm báo cần biết sử dụng những công cụ AI hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng không nên lạm dụng, quá phụ thuộc vào công nghệ. Nếu nhà báo không tự trau dồi, phát triển bản thân thì chúng ta có thể sẽ dần bị "đào thải”. 

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trưởng Bộ phận nội dung số, Trung tâm Tin tức Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về chủ đề: Chuyện chưa kể Phóng sự viết bởi AI đầu tiên tại Việt Nam”.

Nhà báo Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng quay phim - ảnh, Trung tâm Truyền thông đa phương tiện, Báo Lao động chia sẻ về thực tiễn tại tòa soạn cho biết, Báo Lao động thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho phóng viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng về trí tuệ nhân tạo, từ đó áp dụng trực tiếp vào công việc.  

 Nhà báo Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng quay phim - ảnh, Trung tâm Truyền thông đa phương tiện, Báo Lao động chia sẻ về thực tiễn tại tòa soạn 

Từ nghiên cứu và ứng dụng AI trong thực tiễn, các nhà khoa học, chuyên gia đã đưa ra một số gợi mở, đề xuất trong việc sử dụng AI để tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin báo chí; sử dụng AI đề xuất nội dung phù hợp dựa trên hành vi người đọc, tăng tương tác và giữ chân độc giả; các biện pháp phòng ngừa và đối phó in giả tinh vi hơn do AI tạo ra, đảm bảo AI không tạo ra hoặc khuếch đại sự thiên vị trong thông tin báo chí…

ThS. Nguyễn Văn Hào, Giảng viên Viện Báo chí - Truyền thông chia sẻ về xu hướng xem video màn hình dọc trên Báo mạng điện tử

 

Ông Nguyễn Duy Tùng, Chuyên gia nghiên cứu ứng dụng AI trong nội bộ doanh nghiệp, Trung tâm BIM & AI chia sẻ về cách sử dụng hiệu quả AI

 

Hội thảo khoa học: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - Cơ hội và thách thức với báo chí” đã làm rõ bản chất của trí tuệ nhân tạo và việc ứng dụng nó trong hoạt động báo chí. Đồng thời, nêu bật xu hướng phát triển của AI, cùng những cơ hội và thách thức cho người làm báo trong thời gian tới.

Qua đó, đặt ra yêu cầu đối với Viện Báo chí - Truyền thông nói riêng và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung trong việc nghiên cứu, cập nhật các chuyên đề đào tạo về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI nhằm cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. 

Tin, ảnh: Mai Nghiêm, Viết Học

Ý kiến

Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Thực hiện nội dung của Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) đã ký ngày 01/12/2022, sáng 29/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế trực tuyến với chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”.

Kỷ nguyên số - Bối cảnh và cơ hội cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024), bên cạnh việc khẳng định những thành tựu vĩ đại của đất nước trong 79 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc(1). Từ đó đến nay, trong một số bài viết, bài phát biểu tại các sự kiện quan trọng, đồng chí Tổng Bí thư không chỉ tiếp tục đề cập, mà còn phân tích rất cụ thể về những hàm ý, nội hàm, cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời đưa ra những định hướng chiến lược về vấn đề này.

Tọa đàm “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương”

Sáng 06/12/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam và 4 Đại sứ quán các nước Na Uy, Canada, New Zealand, Thụy Sĩ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương”.