Sign In

Lượt người đang truy cập: 0

Lượt truy cập trong ngày:0

Lượt truy cập tháng này:2,605

Tổng số lượt đã truy cập: 20,851

Nghề báo và nữ giới

02:29 06/03/2023

Chọn cỡ chữ A a  

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí, xét tuyển chủ yếu từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023.

Nhà báo nữ” chân yếu tay mềm”

Định kiến giới từ ngàn đời nay vẫn luôn là vấn đề trong xã hội, đặc biệt ở nhiều nước châu Á tư tưởng “trọng nam khinh nữ" được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đến nay nó vẫn còn tồn tại như một “chân lý muôn thuở”. Định kiến giới là những đánh giá một cách phiến diện về nữ giới, cho rằng người phụ nữ chỉ phù hợp ở nhà nội trợ, sinh nở và chăm con. Chính định kiến đó đã hạn chế phụ nữ hoặc cả chính nam giới tham gia vào những công việc họ có khả năng và đam mê. Nghề báo cũng không nằm ngoài định kiến giới đó.

Không phải ngẫu nhiên nghề báo được coi là nghề vất vả cả về trí tuệ và thể lực. Với công việc phản ánh thực tế xã hội, đem thông tin đắt giá đến cho bạn đọc, không ít người làm báo phải làm việc không giới hạn thời gian, dấn thân vào những “điểm nóng” để thu thập dữ liệu, điểm màu cho bức tranh xã hội đầy tính chân thực. Điều đó, không chỉ những nhà báo nam mà cả đồng nghiệp nữ cũng phải nhập cuộc vào guồng quay tin tức đó.

Thực tế trong một số các cơ quan báo chí vẫn có những khắt khe, rào cản đối với nữ giới làm báo. Họ khá “ái ngại” tuyển phụ nữ vào lĩnh vực phóng viên vì nghĩ rằng phụ nữ “chân yếu tay mềm”, không đủ cứng rắn và kiên cường để đối mặt với những áp lực, cạnh tranh đầy khốc liệt của môi trường báo chí và xã hội ngày nay. Ngoài ra, các nhà báo nữ thường khó khăn, vất vả hơn bởi họ còn phải chăm lo cho gia đình. Vì thế, luôn có những quan ngại về chất lượng công việc sẽ không được hiệu quả và những người phụ nữ sẽ không đủ nhiệt huyết, đam mê để đi trọn với nghề như nam giới.

Ảnh: Internet

Không thể phủ nhận, phụ nữ làm báo vất vả hơn nam giới trong nhiều khía cạnh từ thể lực đến vai trò trong gia đình, song hầu hết phóng viên nữ không để năng lực bị giới hạn trong định kiến chân yếu tay mềm, thậm chí còn khéo léo tận dụng những ưu thế sẵn có của giới nữ để hỗ trợ trong việc nắm bắt, tiếp cận tâm lý nhân vật. Theo BTV Nguyễn Ngân (ban Thời sự VTV), số lượng nhà báo nữ tại các cơ quan báo chí là rất lớn, cũng như bao đồng nghiệp khác, họ phải dấn thân vào các phóng sự điều tra,những khó khăn về thể lực chưa thể chứng minh nghề báo không dành cho phụ nữ.

Phụ nữ làm báo còn có lợi thế về giới, nhờ sự dịu dàng, cởi mở, đầy tình cảm... Các tố chất đó rất dễ thâm nhập vào thực tế, cảm nhận đa chiều hơi thở cuộc sống và nhạy cảm với các vấn đề đang xảy ra; rất dễ dẫn dắt nhân vật vào câu chuyện để khai thác thông tin, thậm chí những thông tin nhạy cảm nhất. Điều đó đánh bật những quan điểm cho rằng: phụ nữ làm báo chân yếu tay mềm, không chịu đựng áp lực môi trường làm việc của một nghề “đặc thù”.

Thực tế cho thấy có rất nhiều những nhà báo nữ vô cùng thành công như nhà báo Nguyễn Thị Hiền nguyên phóng viên báo Giải Phóng, nguyên cán bộ Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM, nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM hay nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí của Đài truyền hình Việt Nam. Bà Tạ Bích Loan cũng chính là người tham gia biên tập và dẫn các chương trình Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời và Khởi nghiệp đã và đang phát trên sóng VTV3,... Như vậy, nam hay nữ đều có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp, nên đừng chỉ vì những định kiến, cái nhìn chủ quan mà khiến cho nhiều người phải từ bỏ ước mơ, mong muốn của bản thân.

Phụ nữ làm báo hy sinh và đánh đổi

Nghề báo vốn là nghề mang nhiều áp lực, đôi khi còn nguy hiểm. Mỗi tác phẩm báo chí ra đời phải hội đủ các yếu tố về tính thời sự, chính xác, hấp dẫn người đọc, người xem, người nghe, áp lực lớn đối với những người làm nghề là không nhỏ. Ngoài vấn đề chuyên môn, người làm báo cần có một sức khỏe tốt và bản lĩnh. Việc tác nghiệp đối với một phóng viên nam đã là một khó khăn, nhưng đối với những phóng viên nữ thì khó khăn còn gấp bội. Thời gian của phóng viên không tính bằng giờ hành chính như những công việc khác, cứ có sự việc, sự kiện dù sáng sớm hay đêm khuya cũng phải có mặt. Nghề làm báo không có ngày nghỉ, nhất là các dịp lễ, tết lại càng phải làm nhiều. Đối với nhà báo nữ còn phải chịu nhiều áp lực hơn đồng nghiệp nam vì ngoài chuyên môn, họ còn phải lo việc nhà, làm tròn nghĩa vụ người vợ, người mẹ.

“Trong nghề báo, nhược thế của phụ nữ là một thách thức với nữ nhà báo trong công việc. Hay phải đi công tác xa, thời gian làm việc không ổn định. Ở toà soạn, các nhà báo nữ không có ưu tiên gì hơn nhà báo nam về định mức lao động cũng như thời gian lao động. Ở gia đình, các ông chồng, cho dù có "đảm đang" mấy cũng không thể nào thay thế nhiều công việc không tên của vợ. Chính vì vậy, không có cách nào khác, các nữ nhà báo buộc phải năng nổ, nhanh nhạy, sắc sảo thì mới hạn chế được nhược thế của thiên chức giới mà làm tốt được cả hai việc” nhà báo Nguyễn Thị Trâm (Phó chủ tịch CLB Nhà báo nữ Việt Nam) đã từng chia sẻ như vậy .

Sự định kiến phải hy sinh cho gia đình cũng là một trong những vấn đề mà không ít nhà báo nữ gặp phải. Bởi, vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa phải làm tốt với vai trò là một người mẹ, người vợ. Áp lực từ những ý kiến tiêu cực của xã hội khiến bản thân một số nhà báo nữ có tư tưởng sẽ không theo nghề lâu dài, ngại hy sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi sự đánh đổi đều có thể mang lại trái ngọt. Mặc dù trên vai nặng gánh việc gia đình, song niềm yêu nghề, đam mê cầm bút là động lực để phóng viên nữ lao động sáng tạo miệt mài, cần mẫn tìm cảm hứng chắt mật ngọt cho đời.

Như chúng ta thấy, mỗi nhà báo được thẻ nhà báo đều là những cá nhân đủ phẩm chất, năng lực của một cây bút sắc bén. Vậy nên sự khác biệt về giới tính không thể đánh giá năng lực chuyên môn của từng người trong nghề. “Mắt sáng - lòng trong - bút sắc” (nhà báo Hữu Thọ) được coi như 3 yếu tố cơ bản của một người làm báo, việc phù hợp với nghề hay không là do nhiều yếu tố cùng quyết định chứ không chỉ riêng giới tính.

Theohoinhabaovietnam.vn

Ý kiến

Khoa Tuyên truyền tổ chức cho gần 200 sinh viên K40 đi kiến tập năm học 2022 - 2023

Thực hiện Kế hoạch đào tạo năm học 2022 - 2023, ngày 04/5/2023, Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức cho gần 200 sinh viên K40 của 3 chuyên ngành: Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hoá, Truyền thông chính sách, Văn hoá phát triển đi kiến tập tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc nhiều địa phương trong cả nước.

Hội thảo khoa học sinh viên: “Sinh viên Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”

Trong không khí cả nước thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5/2023, Khoa tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Sinh viên Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”. Hội thảo là hoạt động gắn nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đưa kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra.

Hội thảo Khoa học: “Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn hiện nay”

Sáng 24/4/2024, tại Hội trường B3, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: "Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học trong giai đoạn hiện nay". Hội thảo là diễn đàn để các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trao đổi, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng; cung cấp thông tin bổ ích về cơ hội việc làm về ngành học để giúp sinh viên hình thành những kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.